Kinh nghiệm cầm đồ an toàn bạn không nên bỏ qua (Update 2022)
Khi gặp khó khăn về tài chính, cầm đồ là một giải pháp hữu hiệu cho bạn. Việc cầm đồ giúp bạn có được khoản tiền mình cần một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên dịch vụ cầm đồ tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý đối với người đi cầm cố và người nhận cầm cố. Để đúc kết được kinh nghiệm cầm đồ, người nhận cầm cố đã trải qua rất nhiều bài học đánh đổi bằng tiền bạc, đôi khi là rủi ro về mặt pháp lý.
Ngoài ra đối với người đi cầm cố nếu không nắm rõ cách cầm đồ và kiến thức cầm đồ cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro về mặt tài chính dẫn đến tranh chấp.
Sau đây, Vietmoney xin chia sẻ kinh nghiệm cầm đồ đúc kết trong quá trình nhận cầm cố nhiều tài sản có giá trị thấp đến cao như: cầm cavet xe, cầm xe máy, cầm điện thoại, cầm laptop/máy tính, cầm sim số đẹp, cầm đồ hiệu, cầm ô tô, cầm sổ hồng/sổ đỏ, cầm giấy tờ nhà đất, cầm trang sức, vàng bạc, đá quý… Cùng tìm hiểu ngay!
Chia sẻ kinh nghiệm cầm đồ trong năm 2022 |
1. Kinh Nghiệm Cầm Đồ Là Gì?
Kinh nghiệm cầm đồ là những bài học đúc kết từ thực tiễn cần thiết dành cho người nhận cầm cố và người đi cầm cố tài sản tại các tiệm cầm đồ. Đây là những kiến thức bổ ích cần tìm hiểu trước để tránh rủi ro pháp lý và tranh chấp sau này.
Cụ thể:
- Đối với người nhận cầm cố tài sản: Mới bắt đầu kinh doanh mô hình cầm đồ nắm được quy trình nhận cầm cố và cách cầm đồ định giá tài sản với khả năng sinh lời cao. Khi nắm rõ kiến thức cầm đồ, bạn sẽ biết cách tính lãi suất cầm đồ từ đó giúp bạn có cách vận hành các dịch vụ cầm đồ cho vay. Đồng thời bạn sẽ biết cách xử lý các tình huống tranh chấp khi nhận cầm đồ.
- Đối với người đi cầm cố tài sản: Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ cầm đồ hiểu rõ được quy định về lãi và các điều khoản để bảo vệ tài sản của bản thân. Đồng thời hiểu rõ cách cầm đồ an toàn giúp tránh rủi ro mất tiền bạc, tài sản khi đi cầm đồ.
2. Chia Sẻ Kinh Nghiệm Cho Người Nhận Cầm Cố Tài Sản
Để tránh những sai lầm hoặc những tranh chấp không đáng có trong quá trình cầm đồ. Bên nhận cầm cố phải thường xuyên cập nhật kiến thức cầm đồ, tham khảo cách cầm đồ từ người có kinh nghiệm nhằm bảo vệ bản thân và tránh những rủi ro pháp lý. Dưới đây Vietmoney xin chia sẻ kinh nghiệm nhận cầm cố và những lưu ý khi cầm đồ:
2.1 Cách định giá tài sản nhận cầm cố
Đây là kiến thức quan trọng mà một đơn vị nhận cầm cố cần phải nắm rõ. Bạn có thể biết chắc chắn về giá trị tài sản mà khách hàng cầm cố. Từ đó sẽ cho khách hàng vay khoản tiền tương ứng với giá trị của tài sản đó. Mỗi loại tài sản sẽ có giá trị khác nhau, vì thế bạn cần có kiến thức chuyên ngành hoặc ít nhất là kinh nghiệm cầm đồ nhất định.
Ví dụ: Cách định giá các loại tài sản cầm cố như: ô tô, xe máy khác hoàn toàn với cách định giá tài sản cầm cố, thế chấp là bất động sản như: nhà đất, sổ hồng, sổ đỏ,… Định giá sim số đẹp không thể giống với định giá các thiết bị điện tử như: laptop, điện thoại, máy tính, máy ảnh,… Và tương tự việc định giá trang sức, đồng hồ, vàng bạc, đá quý, kim cương là hoàn toàn khác nhau.
Vì thế, mỗi loại tài sản sẽ có cách định giá khác nhau. Vậy cách định giá và phân loại tài sản cầm cố được làm như thế nào? Để định giá tài sản cầm cố với khả năng sinh lời cao thì cần những kinh nghiệm cầm đồ nào? Hãy cùng Vietmoney tìm hiểu câu trả lời ngay tại phần bên dưới:
Kinh nghiệm định giá cầm đồ các loại tài sản |
2.1.1 Định giá nhà đất
Dựa trên kinh nghiệm cầm đồ của Vietmoney để định giá chính xác bất động sản, nhà, đất thì phía đơn vị cầm đồ nên đến trực tiếp khu vực để xem. Sau đó là tìm hiểu và tra cứu các thông tin liên quan:
Xem đất có đang trong tình trạng bị tranh chấp hay đã làm thủ tục mua bán cho người khác chưa?
Chủ sở hữu trên giấy tờ pháp lý có phải là người chủ thật sự hay không?
Thông tin bản đồ quy hoạch đất đai tại khu vực đó như thế nào?
Các thông tin khác.
Ngoài ra, nhân viên tiệm cầm đồ nên nhờ đến sự trợ giúp của những người môi giới tại khu vực đó để định giá chính xác hơn. Hoặc họ cũng có thể tham khảo giá dao động của đất trên các trang mạng về bất động sản như batdongsan.com, chotot.vn,…
Kinh nghiệm định giá nhà đất, bất động sản |
2.1.2 Định giá xe máy, ô tô
Đây là loại tài sản được cầm khá phổ biến, được nhiều khách hàng lựa chọn. Để định giá chính xác giá trị tài sản là xe máy hay ô tô cần có kiến thức chuyên môn và một số kinh nghiệm cầm đồ xe máy và ô tô cơ bản sau:
- Nhận biết đời xe, hãng xe, thời gian sản xuất và đăng ký xe.
- Tình trạng bên ngoài của xe như thế nào, còn mới bao nhiêu phần trăm, có thay thế phụ tùng hoặc sửa chữa gì không?
- Tình trạng máy móc bên trong của xe còn hoạt động tốt không?
- Xe có đang chạy dịch vụ không? (Vì các loại xe chạy dịch vụ thì sẽ nhanh xuống cấp hơn xe gia đình).
- Phụ kiện gắn kèm theo xe.
- Đối với xe ô tô, bạn cần xem xét xe đã được đem đi thế chấp ngân hàng hay chưa?
- Xe mà khách hàng đem cầm cố có chính chủ không?
- Xe có rút được hồ sơ gốc không, việc này nhằm đề phòng khi người cầm cố xe không chuộc lại xe do không có đủ khả năng thanh toán.
Qua những thông tin thu thập được từ người cầm cố thì bạn có thể định giá được xe máy, ô tô của khách hàng. Thông thường sẽ chọn giải ngân 50% – 70% giá trị của chiếc xe do cần đảm bảo rủi ro tài chính khi xe bị trượt giá.
Kinh nghiệm định giá cầm đồ xe máy, ô tô sinh lời cao |
2.1.3 Định giá thiết bị điện tử, điện thoại, laptop, máy tính
- Theo kinh nghiệm cầm đồ điện thoại và các thiết bị điện tử cũng là một trong những loại tài sản được mang đi cầm nhiều nhất. Bạn có thể tham khảo một số thông tin để định giá như sau:
- Kiểm tra thiết bị đó có phải hàng chính hãng hay không?
- Kiểm tra giá thị trường của loại tài sản này trên các trang mạng uy tín.
- Kiểm tra xem thiết bị có hoạt động bình thường hay bị lỗi, hỏng hóc gì hay không?
- Kiểm tra số IMEI của thiết bị bản lock hay quốc tế đối với hãng Apple như iPhone, iPad, Apple Watch…
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của thiết bị có trầy xước hay móp méo nhiều không? Còn mới bao nhiêu phần trăm?
Thiết bị điện tử là loại tài sản được mang đi cầm nhiều và cũng rất dễ làm giả đồng thời cũng mất giá rất cao. Do đó nếu bạn không quá am hiểu về lĩnh vực này thì không nên nhận cầm cố. Nếu có thì chỉ nên cho vay ở mức thấp trong phạm vi chấp nhận rủi ro, phòng khi có trường hợp không hay xảy ra.
Kinh nghiệm định giá cầm đồ thiết bị điện tử |
2.1.4 Định giá trang sức, vàng, nữ trang, đá quý, đồng hồ
Cầm trang sức, đá quý,… không còn là việc quá xa lạ đối với người Việt Nam. Nhưng để định giá chính xác loại tài sản này thì bạn cần có máy móc chuyên dụng. Hoặc ít nhất phải có kinh nghiệm trong thẩm định trang sức thì mới có thể yên tâm nhận cầm cố được.
Theo kinh nghiệm cầm đồ của Vietmoney để chắc chắn thì bạn nên mang các loại tài sản này ra các cửa hàng trang sức để họ giám định. Sau đó bạn có thể nhận cầm từ 50% – 70% giá trị nếu là trang sức vàng có gắn đá quý, kim cương,… Hoặc từ 80% – 90% giá trị nếu là nhẫn vàng, vàng nguyên khối, vàng lá, vàng thỏi,…
Kinh nghiệm định giá cầm đồ trang sức, vàng bạc, đá quý |
2.2 Cách nhận dạng, phân biệt giấy tờ/ hồ sơ giả mạo
Đây là một kỹ năng cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với đơn vị nhận cầm cố tài sản. Theo kinh nghiệm cầm đồ từ Vietmoney thường xuyên cầm cố các loại giấy tờ như: sổ hồng, sổ đỏ, cavet xe, sổ hộ khẩu, CMND/CCCD,… bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Kiểm tra bằng mắt thường xem có dấu hiệu của các sợi bảo vệ phản quang, con dấu màu mực, tem đăng kiểm,… ở trên cà vẹt xe, giấy đăng ký, đăng kiểm xe hay sổ hồng, sổ đỏ hay không?
Kiểm tra qua các “Cục Đăng Ký Quốc Gia Giao Dịch Bảo Đảm – Bộ Tư Pháp” xem loại tài sản đã được đem thế chấp ngân hàng hay chưa?
Kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng nhà đất qua các văn phòng đăng ký đất đai nhằm xem đất có trong khu vực quy hoạch không hay có đang tranh chấp không, có mua bán được hay không?
Bạn nên cẩn trọng nhiều hơn với các loại giấy tờ xe, CMND, CCCD vì chúng thường rất dễ bị làm giả. Người không chuyên hoặc thiếu kinh nghiệm cầm đồ sẽ khó phân biệt được các giấy tờ này là thật hay giả.
Cẩn trọng với một số giấy tờ dễ làm giả |
2.3 Cách làm hồ sơ, hợp đồng cầm cố
Sau khi đã trải qua các bước định giá, kiểm tra giấy tờ liên quan thì bên nhận cầm cố sẽ tiến hành thỏa thuận và lập hồ sơ, hợp đồng với khách hàng. Các điều khoản sẽ đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Hợp đồng cầm đồ là thứ cực kỳ quan trọng vì sẽ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ mà hai bên cần tuân thủ và thực hiện. Đồng thời đó cũng là bằng chức pháp lý để đối chiếu khi có xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Vì thế các đơn vị kinh doanh cầm đồ nên chuẩn bị sẵn những mẫu hợp đồng phù hợp với từng loại tài sản mà mình nhận cầm cố.
Mẫu hồ sơ hợp đồng cầm đồ |
2.4 Cách bảo vệ và xử lý các tình huống, thủ tục khi có tranh chấp
Ngoài các kinh nghiệm cầm đồ thì các chủ tiệm nên tích lũy cho mình những kỹ năng xử lý tình huống tranh chấp. Lúc này, bản hợp đồng cho vay thế chấp tài sản (hợp đồng cầm cố tài sản) sẽ là thứ giúp tiệm cầm đồ giải quyết rõ ràng và minh bạch. Các tình huống có thể áp dụng như:
Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi hàng tháng: Căn cứ theo hợp đồng đã ký kết, tiệm cầm đồ có thể thanh lý tài sản khi quá hạn.
Khách hàng bán tài sản cầm cố cho người khác: Để tránh việc này, tiệm cầm đồ nên giữ các giấy tờ gốc và quan trọng của tài sản. Khi nhận cầm các tài sản có giá trị lớn thì tiệm cầm đồ nên ra công chứng mua bán sang tên hoặc ủy quyền. Bên cầm cố phải thanh toán đầy đủ gốc và lãi thì mới có thể chuộc lại tài sản.
Khách hàng tố lãi suất của tiệm cầm đồ quá cao so với quy định: Lãi suất cầm đồ áp dụng đều phải tuân theo pháp luật hiện hành.
Nếu có kiện tụng về vấn đề này thì hai bên sẽ dựa vào hợp đồng để làm rõ. Bên cạnh đó, tiệm cầm đồ nên rút ngắn thời gian nhận cầm dưới 1 tháng và mức lãi suất không quá 3%/tháng để phù hợp với quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 314 Mục 3 Chương XV Phần III của Bộ luật Dân sự 2015. Bên nhận cầm cố có các quyền sau đây:
Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố
Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
2.5 Thanh lý tài sản nhanh để tránh bị mất giá khi người cầm bỏ tài sản
Thanh lý tài sản là việc bạn thu hồi vốn khi người cầm cố bỏ, không chuộc lại tài sản. Sau đây, Vietmoney sẽ chia sẻ kinh nghiệm cầm đồ để thanh lý tài sản quá thời gian quy định trong hợp đồng nhanh thu hồi lại vốn và sinh lời cao. Để tránh rủi ro, ngay từ lúc định giá và thỏa thuận khoản vay, bạn phải xác định giá trị của tài sản và thời hạn cầm cố tối đa.
Ngay khi, bên cầm cố không còn khả năng chi trả để chuộc lại tài sản. Bạn có quyền sử dụng tài sản cầm cố đó để rao bán, thanh lý nhằm thu hồi vốn và hạn chế tối đa tài sản bị mất giá ở thời điểm hiện tại. Có rất nhiều trang mạng mua bán hầu hết các loại tài sản từ mới đến cũ như xe máy, ô tô, nhà đất, trang sức, thiết bị điện tử,… Bạn có thể tham khảo rao bán tài sản cầm cố tại một số trang uy tín hiện nay như: chotot.vn, báo mua bán, batdongsan.com, 5giay.vn,…
2.6 Các vấn đề xã hội khác
Về mặt kinh doanh thì cầm đồ là loại hình kinh hợp pháp tuy nhiên lại bao hàm nhiều rủi ro an ninh xã hội. Vì thế người kinh doanh cầm đồ sẽ phải chịu quản lý khắt khe bởi các cơ quan cấp trên. Bạn nên kết nối, giao lưu, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm cầm đồ, kinh nghiệm xã hội để có thể hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này.
Kinh doanh cầm đồ có thể gặp nhiều vấn đề xã hội khác |
3. Kinh Nghiệm Đối Với Người Đi Cầm Đồ
Đối với người đi cầm đồ khi đem tài sản đi cầm cố ở các tiệm cầm đồ. Nên nắm rõ một số quy định cơ bản về lãi suất cũng như điều khoản trong hợp đồng để bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra khi đi cầm đồ nên đảm bảo khả năng tài chính để chi trả gốc và lãi đúng hạn. Sau đây là những kinh nghiệm dành cho người đi cầm đồ và những lưu ý khi đi cầm đồ để tránh rủi ro:
3.1 Hiểu rõ giá trị tài sản cầm cố
Thời gian gần đây, các dịch vụ cầm đồ 24h bắt đầu có tiếng vang. Bởi vì nó có thể đáp ứng một cách cấp bách nhu cầu tài chính của bạn. Những người gặp sai lầm trong chi tiêu, dẫn đến cảnh nợ nần luôn xem các cửa hàng cầm đồ uy tín như một cách cầm đồ an toàn. Đối với dịch vụ cầm đồ thì nhận hầu hết các tài sản có giá trị như nhà đất, xe máy, ô tô, trang sức, vàng,….điều này rất thuận tiện cho khách hàng khi muốn huy động vốn. Thế nhưng việc thẩm định giá trị và lãi suất là do bên nhận cầm cố đưa ra. Rất nhiều người không có kinh nghiệm gặp phải vấn đề về việc định giá tài sản.
Hãy xác định rõ tài sản của bạn có giá trị tối đa là bao nhiêu và bạn nên tham khảo mức giá chung trên thị trường về loại tài sản mà bạn cầm để thương hảo. Chia sẻ các cách cầm đồ an toàn tránh rủi ro
Tránh trường hợp nghe tiệm cầm đồ định giá bao nhiêu biết bấy nhiêu dễ bị chèn ép giá hoặc vì cần tiền gấp mà cầm tài sản có giá trị quá lớn so với khoản vay. Còn trường hợp tài sản của bạn có giá trị lớn nhưng khoản tiền bạn muốn vay lại nhỏ thì cần trao đổi rõ ràng với tiệm cần đồ để giảm phí vay. Và điều đầu tiên bạn cần làm trước khi đem tài sản đi cầm cố chính là tìm hiểu về thị trường cầm đồ. Bạn phải nắm được gần nơi mình sinh sống có những tiệm cầm đồ uy tín nào, thủ tục cầm đồ có đơn giản không, lãi suất là bao nhiêu,…
3.2 Có hợp đồng công khai, minh bạch
Sau khi định giá và bạn quyết định cầm đồ thì đơn vị cầm đồ sẽ soạn thảo 2 bản hợp đồng giống nhau để 2 bên cùng ký vào. Sau đó mỗi người giữ 1 bản và hợp đồng có hiệu lực cho đến khi thanh toán hết số tiền phải trả.
Hợp đồng có chữ ký của 2 bên sẽ có đủ điều kiện đưa ra pháp lý nếu xảy ra tranh chấp. Vì thế, hợp đồng minh bạch, rõ ràng sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của đôi bên, bạn đừng quên kinh nghiệm quý báu này khi cầm đồ nhé.
Hợp đồng cầm đồ có liên quan mật thiết tới quyền lợi của cá nhân bạn |
3.3 Nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng
Khi sử dụng dịch vụ cầm đồ, tờ hợp đồng bạn ký sẽ là phương thức bảo vệ bạn trước pháp luật khi xảy ra sự cố. Nếu bạn không đọc kĩ, rất có thể cửa hàng cầm đồ sẽ chỉ đưa vào những điều khoản có lợi cho họ, dẫn đến việc bạn bị thất thế nếu xảy ra kiện tụng. Đây là một kinh nghiệm cầm đồ bạn cần ghi nhớ khi sử dụng dịch vụ này.
Nắm rõ quyền và nghĩa vụ khi đi cầm cố tài sản |
Khi giao dịch dân sự, bạn là người nắm quyền để đặt bút ký vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng không có quyền ép buộc bạn ký kết hợp đồng khi bạn không mong muốn. Những nội dung trong hợp đồng là bằng chứng trên giấy tờ để cơ quan có thẩm quyền dựa vào giải quyết những khiếu nại của bạn sau này. Vì thế bạn hãy chắc chắn rằng mình hiểu rõ mọi điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký nhé!
3.4 Nắm được mức lãi suất thanh toán mỗi tháng
Lãi suất cầm đồ là một trong những yếu tố bạn không thể không lưu tâm. Theo kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhiều năm của Vietmoney, lãi suất tốt nhất cho khách hàng là từ 2 – 5%.
Ví dụ: Bạn vay cầm đồ 2 triệu thì 1 tháng bạn sẽ trả cho bên cầm cố 1 khoản từ 60 – 100 nghìn.
Nắm được mức lãi suất và số tiền phải đóng hằng tháng sẽ giúp bạn hoạch định tài chính tốt hơn. Tuy nhiên nên lưu ý nếu lãi suất lớn hơn 5% là mức lãi cao, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn những của hàng này, bởi áp lực tài chính lớn sẽ khiến bạn không thể trả lãi và gốc trong khoản thời gian theo hợp đồng.
Dựa theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Như vậy, lãi suất tối đa trong các hợp đồng vay tài sản các bên được thỏa thuận theo BLDS mới không quá 20%/năm (tức 1,7%/tháng).
3.5 Chủ động trả lãi và gốc đúng hạn
Một kinh nghiệm cầm đồ nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đó là hãy chủ động trong thời gian thanh toán lãi và tất toán. Trong trường hợp quá hạn quy định mà bạn vẫn chưa thanh toán thì bạn có thể bị 1 mức phạt khiến số nợ tăng cao hơn. Thậm chí việc bị đòi nợ theo cách cầm đồ của dân “anh chị” là rất bình thường. Cách đòi nợ này có thể sẽ gây tới ảnh hưởng tâm lý hoặc bất tiện cho bản thân bạn và các thành viên trong gia đình.
Bạn nên cân nhắc hạn mức vay để đảm bảo khả năng chi trả gốc và lãi |
3.6 Chọn địa chỉ cầm đồ uy tín
Một trong những cách cầm đồ quan trọng nhất các bạn nên nhớ đó là phải chọn tiệm cầm đồ uy tín và được kiểm soát bởi các cơ quan, chính quyền có thẩm quyền. Đây là cách cầm đồ tối ưu nhất để giúp các bạn tránh được những rủi ro không mong muốn khi cầm cố tài sản. Những đơn vị hoạt động chui, không được cơ quan chính quyền kiểm soát thường làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thậm chí còn có thể xuất hiện tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng,…
Vì vậy, khi gặp khó khăn về mặt tài chính dẫn tới việc phải mang tài sản của mình đi cầm cố gấp thì cũng hãy cẩn thận trong việc lựa chọn tiệm cần đồ.
Vietmoney đơn vị cung cấp dịch vụ cầm đồ uy tín trong khu vực |
Vietmoney là cái tên không thể bỏ qua nếu bạn có ý định cầm đồ vay vốn. Nổi bật với dịch vụ chuyên nghiệp, có hợp đồng minh bạch rõ ràng. Đến với Vietmoney bạn sẽ có cơ hội vay đến 90% giá trị tài sản, mức lãi suất tốt nhất thị trường chỉ từ 1%/tháng, đặc biệt là thời gian giải ngân vốn nhanh chóng chỉ từ 30 phút sau khi ký hợp đồng. Liên hệ hotline 1900 8009 để được tư vấn 24/7.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được kinh nghiệm cầm đồ và cách cầm đồ an toàn để lựa chọn được đơn vị cầm đồ uy tín. Liên hệ Vietmoney qua thông tin bên dưới để được tư vấn nhanh chóng.
Nguồn tham khảo: https://www.vietmoney.vn/5-kinh-nghiem-cam-do-ban-nen-biet/
Hoàng Thị Thu Huyền - Công ty Cổ Phần Việt Money
- Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.
- Hotline: 1900 8009
- Email: cskh@vietmoney.vn
- Maps: https://g.page/vietmoneyvn
Nhận xét
Đăng nhận xét