Kinh doanh cầm đồ và những quy định pháp luật bạn cần biết
Xã hội phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Dịch vụ tài chính như vay tiêu dùng, cầm đồ, thế chấp tài sản ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lĩnh vực cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần hiểu rõ quy định liên quan để tránh rủi ro pháp lý. Bài viết sau Vietmoney sẽ giới thiệu chi tiết điều kiện kinh doanh cầm đồ theo quy định pháp luật hiện nay.
1. Dịch Vụ Cầm Đồ Là Gì?
Theo quy định Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
Dịch vụ cầm đồ là gì? |
2. Ngành, Nghề Hoạt Động Kinh Doanh Cầm Đồ
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về ngành, nghề kinh tế Việt Nam, cầm đồ được xếp vào nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh cầm đồ được đăng ký theo mã ngành cấp 4 với mã cụ thể là: 6492 – Hoạt động cung cấp tín dụng khác.
Cũng căn cư theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg 6492 – 64920 Hoạt động cấp tín dụng khác quy định cụ thể:
Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản cho vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh, các câu lạc bộ đầu tư). Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ sau đây:
– Cấp tín dụng tiêu dùng;
– Tài trợ thương mại quốc tế;
– Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh;
– Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng;
– Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện;
– Dịch vụ cầm đồ.
Loại trừ:
– Hoạt động cấp tín dụng cho mua nhà của các tổ chức chuyên doanh nhưng cũng nhận tiền gửi được phân vào nhóm 64190 (Hoạt động trung gian tiền tệ khác);
– Hoạt động cho thuê vận hành được phân vào ngành 77 (Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản vô hình phi tài chính) tùy vào loại hàng hóa được thuê.
Trên thị trường hiện nay, ngoài hoạt động cho vay cầm đồ truyền thống còn phát sinh thêm hoạt động môi giới cầm đồ. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa có quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
Vì thế doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gia đình muốn kinh doanh hoạt động dịch vụ cầm đồ cần đăng ký mã ngành 6492 theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
3. Đặc Điểm Của Hình Thức Kinh Doanh Cầm Đồ
– Mục đích: người đi cầm tài sản của mình nhằm để vay một số tiền nhất định. Số tiền vay: hai bên sẽ thỏa thuận với nhau để đưa ra khoản tiền vay hợp lí nhất cũng như thời gian trả nợ, mức lãi suất.
– Chủ thể: bên cầm cố và bên nhận cầm cố phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
Đối tượng cầm cố: động sản, giấy tờ có giá, giấy tờ nhà, đất,… Tuy nhiên trong thời gian cầm cố, các tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi cầm. Đơn vị cầm đồ không được định đoạt hay sử dụng tài sản này theo như hợp đồng giao kết.
– Trả lại tài sản: khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì tài sản và tất cả các giấy tờ liên quan sẽ được bên nhận cầm cố trả lại.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cầm cố phải được trả lại cho bên cầm cố
– Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là tài sản cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố có hiệu lực đối kháng từ thời điểm đăng ký đối với người thứ ba
4. Điều Kiện Kinh Doanh Cầm Đồ
Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ |
Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các chủ thể kinh doanh tiệm cầm đồ cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
4.1 Có giấy phép đăng ký kinh doanh
Căn cứ theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của luật pháp Việt Nam. Để kinh doanh cầm đồ, chủ thể cần phải được cấp một trong số những giấy tờ sau:
1. Giấy phép đăng ký cầm đồ;
2. Giấy phép đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp cầm đồ;
3. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp cầm đồ;
4. Giấy chứng nhận đăng ký cầm đồ tại chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cầm đồ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định;
6. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cầm đồ.
4.2 Có giấy phép đảm bảo an ninh, trật tự
Người chịu trách nhiệm về trật tự trong cơ sở cầm đồ là:
1. Người quản lý cơ sở kinh doanh.
2. Người này ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
3. Người đại diện theo pháp luật.
Chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; …
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo đúng quy định phát luật |
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT). Người đứng ra chịu trách nhiệm an ninh ở cơ sở cầm đồ không nằm trong những trường hợp sau đây:
– Đã bị khởi tố hình sự ở Việt Nam hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử ở nước ngoài.
– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương.
– Đang nghiện ma túy.
– Đang chờ thi hành biện pháp xử lý hành chính.
– Đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
– Đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Có tiền án về tội xâm phạm an ninh quốc gia và xử phạt trên 3 năm tù.
Những điều kiện khác:
– Có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm kinh doanh
– Trong 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cho vay lãi nặng, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, trộm cắp tài sản, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chiếm giữ trái phép tài sản.
4.3 Có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Cơ sở kinh doanh cầm đồ cần đáp ứng những điều kiện phòng cháy chữa cháy bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
1. Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy/Biên bản phòng cháy chữa cháy
2. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy
3. Bản thống kê phương tiện phòng cháy và chữa cháy, trang thiết bị cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp
4. Giấy quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở kinh doanh hiệu cầm đồ kèm danh sách thành viên
5. Phương án xử lý phòng cháy và chữa cháy theo từng cấp độ
5. Trách Nhiệm Của Đơn Vị Kinh Doanh Tiệm Cầm Đồ
Các chủ thể kinh doanh cầm đồ cần phải đảm bảo những trách nhiệm sau trong quá trình kinh doanh:
1. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra tính chính xác của các giấy tờ tùy thân của khách hàng: CMND, bằng lái xe, hộ chiếu, hộ khẩu, sổ đỏ,…
3. Cần phải có giấy tờ chứng nhận sở hữu đối với những tài sản được mang đi cầm cố.
4. Không nhận đồ cầm cố mà khách hàng có được do vi phạm pháp luật hoặc không rõ nguồn gốc.
5. Nếu tài sản được ủy quyền để cầm cố thì cần phải có giấy tờ ủy quyền rõ ràng.
6. Tỷ lệ lãi suất cầm đồ không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của pháp luật.
7. Kho lưu trữ tài sản cần đảm bảo an toàn, kiên cố.
8. Duy trì an ninh, trật tự thường xuyên xung quanh khu vực cơ sở kinh doanh.
9. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để tổ chức cách hoạt động vi phạm pháp luật.
Đơn vị kinh doanh cầm đồ phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật |
6. Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh Dịch Vụ Cầm Đồ
Hồ sơ đăng ký kinh doanh cầm đồ bao gồm những giấy tờ sau:
1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Biên bản kiểm tra hợp lệ cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
3. Văn bản cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
5. Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
7. Quy Trình Đăng Ký Kinh Doanh Dịch Vụ Cầm Đồ
đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Quy trình xin giấy phép kinh doanh cầm đồ cần những gì?
Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, người đứng đầu kinh doanh hoặc người đại diện pháp luật cần thực hiện các trình tự sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ Đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp Việt Nam.
– Bước 2: Khi đã có giấy Chứng nhận kinh doanh. Người đại diện tiến hành chuẩn bị hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
– Bước 3: Nộp các hồ sơ và giấy phép cầm đồ liên quan đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê duyệt cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
8. Một Số Hành Vi Vi Phạm Luật Kinh Doanh Cầm Đồ
Dưới đây là một số mức xử phạt dịch vụ cầm đồ khi vi phạm các quy định sau:
Vietmoney đơn vị cung cấp dịch vụ cầm đồ hàng đầu Việt Nam |
Vietmoney là hệ thống cầm đồ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến dịch vụ cung cấp tài chính như cầm đồ 24h chuyên nghiệp, tiện lợi, an toàn với quy trình giao dịch hoàn toàn mới. Có rất nhiều người đã phát tài nhờ nghề cầm đồ nhưng cũng không ít người tán gia bại sản. Hy vọng những hướng dẫn đăng ký kinh doanh cầm đồ trên hữu ích với bạn. Nếu bạn có hứng thú với loại hình kinh doanh này nhưng chưa đủ vốn hoặc vì lý do nào đó. Hãy liên hệ ngay với Vietmoney qua địa chỉ sau:
Nguồn tham khảo: https://www.vietmoney.vn/kinh-doanh-cam-do/
Hoàng Thị Thu Huyền - Công ty Cổ Phần Việt Money
- Địa chỉ: Tòa nhà Flemington – 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh.
- Hotline: 1900 8009
- Email: cskh@vietmoney.vn
- Maps: https://g.page/vietmoneyvn
Nhận xét
Đăng nhận xét